Tỷ Giá Hối Đoái Là Gì Ảnh Hưỏng Như Nào Tới Tiền Tệ Trong Nước

tỷ giá hối đoái là gì
Rate this post

Khi nhắc đến tiền tệ, bạn hay nghe thuật ngữ Tỷ Giá Hối Đoái, vậy thuật ngữ này được hiểu như nào, cùng Góc So Sánh tìm hiểu rõ hơn về Tỷ giá hối đoái trên thị trường hiện nay.

Khái Niệm Về Tỷ Giá Hối Đoái

Tỷ giá hối đoái là thuật ngữ thường được sử dụng đặc biệt khi bạn cần chuyển đổi đơn vị tiền tệ. Ví dụ từ đồng đô la Mỹ sang đồng Việt Nam.

Nói cách khác, tỷ giá hối đoái là số lượng đơn vị tiền tệ của nước này để mua được một đơn vị ngoại tệ khác, hoặc cách hiểu khác nữa là số lượng cần thiết của đơn vị tiền tệ trong nước dùng để mua một đơn vị tiền tệ nước ngoài.

Ví dụ như:

USD/VND = 23.000 thì ta có thể hiểu 1 USD = 23.000 VND

EUR/VND = 26.000 ta có thể hiểu là 1 EUR = 26.000 VND

Tỷ giá hối đoái của Việt Nam theo quy định trong pháp luật hiện hành trong lĩnh vực ngân hàng, là tỷ lệ giữa giá trị đồng tiền Việt Nam với giá trị của tiền nước ngoài và được điều tiết giá trị này trên thị trường bởi Nhà nước, sẽ xác định và công bố tỷ giá này.

Ví Dụ Về Tỷ Giá Hối Đoái Thứ Hai:

Hàm lượng vàng của 1 đô la Mỹ là 0,778621 gam và của 1 bảng Anh là 2,398592 gam , do đó quan hệ so sánh giữa GBP và USD là:

1 GBP = 2,9 USD

Việc so sánh hàm lượng vàng của hai đơn vị tiền tệ với nhau gọi là ngang giá vàng, hay nói một cách khác, ngang giá vàng của tiền tệ là cơ sở hình thành nên Tỷ giá hối đoái trong chế độ bản vị vàng.

Trong chế độ lưu thông tiền giấy thì tiền đúc không còn tồn tại trong lưu thông nữa, giấy bạc ngân hàng không còn tự do đổi ra vàng theo hàm lượng vàng của nó nữa. Do đó, ngang giá vàng không còn là cơ sở hình thành Tỷ giá hối đoái.

Theo đó thì việc so sánh hai đồng tiền với nhau được thực hiện bằng so sánh sức mua của hai tiền tệ với nhau – gọi là ngang giá sức mua của tiền tệ.

Ví dụ: 10 tấn lúa loại 2 ở Anh có giá là 1000 GBP, ở Mỹ có giá là 1780 USD. Giả sử Anh và Mỹ có nền kinh tế phát triển như nhau.

Suy ra ngang giá sức mua hay 1 GBP = 1,78 USD là Tỷ giá hối đoái giữa đồng bảng Anh và đồng đô la Mỹ.

Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Giá Hối Đoái

Tỷ giá hối đoái là một trong những nhân tố quan trọng được quan tâm đặc biệt trong nền kinh tế tự do.

Bởi những hoạt động thương mại quốc tế của quốc gia càng phát triển thì đòi hỏi phải có sự tính toán về giá cả, tiền tệ với các nước đối tác.

Chính tỷ giá là một công cụ hỗ trợ được sử dụng trong tính toán này. Dưới đây là những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái:

Yếu tố lạm phát

Việc thay đổi lạm phát trong nước sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế và ảnh hưởng trực tiếp đến cung cầu ngoại tệ làm tỷ giá thay đổi.

Ví dụ: Nếu trong nước có tỷ lệ lạm phát cao hơn quốc gia nước ngoài. Người dân Việt sẽ có xu hướng chọn lựa hàng hoá Trung Quốc hơn Việt Nam do giá cả chi trả cho hàng hoá sẽ rẻ hơn và thị trường sẽ nhập khẩu hàng Trung tăng làm cầu đồng nhân dân tệ tăng.

Còn ở Trung Quốc, người dân sẽ hạn chế sử dụng hàng hoá Việt do giá cao và nhập khẩu Việt giảm khiến cho cung nhân dân tệ giảm.

Cầu ngoại tệ tăng, cung ngoại tệ giảm dẫn đến tỷ giá hối đoái nhân dân tệ so với VND tăng → đồng nội tệ (VND) giảm

Còn với nội địa có tỷ lệ lạm phát thấp hơn so với nước ngoài thì tỷ giá hối đoái sẽ giảm và giá trị nội tệ sẽ tăng.

Lãi suất

Lãi suất ảnh hưởng tương đối đến các hoạt động đầu tư chứng khoán ở nước ngoài, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái.

Ví dụ: Khi Việt Nam có lãi suất thấp hơn so với các nước ngoài như Trung Quốc. Thì nhà đầu tư Việt Nam sẽ có xu hướng đầu tư vào thị trường Trung quốc hoặc gửi tiền tiết kiệm vào các ngân hàng đó.

Điều này sẽ giúp họ có khoản lợi nhuận lớn hơn so với đầu tư vào thị trường Việt Nam nên ngoại tệ Trung Quốc sẽ tăng lên và cung về ngoại tệ Việt Nam sẽ giảm.

Chính điều này làm giảm tỷ giá hối đoái nhân dân tệ còn VND thì tăng dẫn đến đồng nội tệ mất giá.

Còn khi nội địa có lãi suất cao hơn nước ngoài thì tài chính nội địa hấp dẫn tỷ giá hối đoái giảm còn giá trị nội tệ sẽ tăng

Thu nhập

Thu nhập của mỗi quốc giá sẽ tác động đáng kể từ trực tiếp đến gián tiếp tỷ giá hối đoái.

Tác động trực tiếp: là thu nhập của quốc gia tăng thì người dân sẽ có xu hướng muốn dùng hàng nhập khẩu nhiều hơn từ đó làm cầu ngoại tệ tăng làm tỷ giá tăng

Tác động gián tiếp: thu nhập cao thì người dân sẽ tăng mức chi tiêu trong nước làm cho tỷ lệ lạm phát cao, thông qua yếu tố lạm phát như đã phân tích trên làm tỷ giá tăng

Ngược lại khi quốc gia có thu nhập giảm thì sẽ giảm cầu ngoại tệ dẫn đến việc giảm tỷ giá hối đoái

Trao đổi thương mại

Yếu tố thương mại trường hợp này sẽ bao gồm 2 khía cạnh chính sau đây:

Tình hình tăng trưởng kinh tế: Nếu tốc độ tăng giá của sản phẩm xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng giá sản phẩm nhập khẩu thì tỷ lệ trao đổi thương mại tăng và khiến cho giá trị đồng nội tệ tăng dẫn đến việc giảm tỷ giá.

Còn tốc độ tăng nhập khẩu cao hơn tốc độ tăng xuất khẩu thì cán cân thương mại giảm khiến cho tỷ giá hối đoái tăng.

Cán cân thanh toán: cán cân thanh toán quốc tế cao thì đồng ngoại tệ tăng và nội tệ giảm khiến tỷ giá hối đoái tăng. Còn cán cân thanh toán nội địa cao thì nội tệ tăng và ngoại tệ giảm sẽ khiến cho tỷ giá giảm.